100 NGƯỜI TỰ HỌC TIẾNG ANH, CÓ ĐẾN 95 NGƯỜI THẤT BẠI
Tỉ lệ người trên 12 tuổi có thể tự học thành thạo 1 ngôn ngữ thứ 2 ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ chỉ đạt 5%. Với 95% người lớn còn lại, họ cần một phương pháp riêng để bù đắp cho khả năng bẩm sinh bị thiếu. Hãy cùng tìm hiểu cách để chúng ta thuộc về đội 5% kia nhé.
Sai lầm #1 “Dịch ngược”
Hầu hết những người trưởng thành sau khi học Tiếng Anh đều bị trường hợp là suy nghĩ, tư duy bằng Tiếng Việt sau đó sẽ dịch qua Tiếng Anh dựa trên kiến thức của mình. Nhưng thực tế đây là phương pháp hoàn toàn sai lầm.
“Simultaneous Repetition” là phương pháp sư phạm ngôn ngữ cho người lớn đang rất được ủng hộ vì mang lại nhiều kết quả tốt. Trong phương pháp này, người học sẽ cần lập lại trong khi nghe và đọc cùng một lúc. Chuỗi ba hành động này sẽ giúp não chúng ta tự động bỏ qua một thói quen không tốt cho việc học ngôn ngữ mới một cách vô thức, đó là thói quen “dịch ngược”. Không thể phủ nhận rằng dùng tiếng mẹ đẻ để hiểu một số nền tảng cơ bản trong Tiếng Anh là cần thiết, nhưng mãi quen nói Tiếng Anh bằng cách dịch ngược từ Tiếng Việt sẽ chỉ làm cho bạn dậm chân tại chỗ.
#2 thời gian
Hãy tự hỏi mình xem mình đang ở cấp độ nào, đang muốn tiến lên đến trình độ nào và bạn đã dành bao nhiêu thời gian cho việc học Tiếng Anh. Nếu bạn chỉ dành những ngày cuối tuần cho việc học Tiếng Anh, ngay sau đó là một tuần bộn bề công việc, không thể động chạm tí nào vào Tiếng Anh nữa thì chẳng khác với công cốc là mấy. Hãy nhớ rằng với rất nhiều những nguy cơ và thói quen xấu, bạn cần phải học Tiếng Anh, thực hành Tiếng Anh đúng cách và “thường xuyên” mới có thể tiến bộ rõ rệt được.
Lụa đẹp nhờ tơ tốt dệt thành – đừng rút ra từng sợi để thưởng thức mà làm hỏng lụa. Tiếng Anh hay bất kì ngôn ngữ nào cũng vậy, nó chỉ “sống” được khi bạn học hỏi vẻ đẹp của nó khi nó được ở “môi trường” sống đúng của nó. Nếu bạn chỉ học nghĩa của từ “grant” (trao, tặng) thì khó có thể cảm nhận được cái tinh thần của cụm “take (something) for granted” (quá quen thuộc đến mức không biết là nó quý – hạnh phúc, thời gian chẳng hạn). Do đó, nhớ phải học ngôn ngữ gắn với ngữ cảnh để nắm vững được cách sử dụng chúng nhé
Học Tiếng Anh chủ động để trình độ “di động”. Để chống lại sức ỳ trong việc tăng tiến của trình độ Anh Văn của mình, các bạn nhớ phải chủ động hơn trong việc học. Các bạn có thể chủ động trong việc phỏng đoán nghĩa của từ mới, cố nhớ một cụm/thành ngữ hay mới vừa học để áp dụng ngay trong ngày hôm đó qua các cuộc đối thoại. Và nhớ là, ngay cả khi bạn không có người để luyện tập đối thoại bằng Tiếng Anh thì cũng hãy cứ “tự thoại”, vì ngôn ngữ là thứ chỉ có thể học tốt thông qua thực hành.
#3 Đừng tiêu cực khi học Tiếng Anh
Các bạn còn nhớ phương pháp “Simultaneous Repetition” đề cập ở trên không? “Yếu quyết” của phương pháp này đó là các hành động (nghe-đọc-lập lại) phải diễn ra đồng thời, chứ không phải là bạn thực hiện từng hành động hoàn hảo nhất. Khi giao tiếp hay thực hành Tiếng Anh, hãy để cho cuộc nói chuyện đi theo mạch thật tự nhiên, ngay cả khi bạn lỡ dùng sai từ hay ngữ pháp cũng hãy tiếp tục nói. Thay vì dừng lại lâu để tự sửa chữa, bạn hãy ghi nhớ lỗi đó để rút kinh nghiệm lần sau vì liên tục tự sửa lỗi chỉ làm cho cuộc đối thoại mất tự nhiên hơn mà thôi.
Sau cùng, nếu bạn cảm thấy bạn ít vướng vào các lỗi trên mà vẫn chậm tiến khi học Anh Văn: Đó là do bạn đã không còn là bạn nữa rồi. Ở trình độ càng cao, người học sẽ càng khó tiến lên cấp độ mới. Nếu bạn thuộc vào trường hợp này, thì xin chúc mừng, có thể bạn đã khá “thánh” trong Tiếng Anh rồi. Hãy tiếp tục cố gắng nhé.